Cộng đồng trai xinh gái đẹp tại việt nam


    Nhiều tổ chức trong và ngoài nước “Cùng lên tiếng giảm kì thị”

    Goo Jun Pyo
    Goo Jun Pyo
    RoseBoy's Administrator ©
    RoseBoy's Administrator ©

    Vàng Vàng : 10214002
    Uy tín Uy tín : 3940
    Chồng của : Yuna SuSu

    Độ iu : Nhiều tổ chức trong và ngoài nước “Cùng lên tiếng giảm kì thị” Yeu10Nhiều tổ chức trong và ngoài nước “Cùng lên tiếng giảm kì thị” Yeu10Nhiều tổ chức trong và ngoài nước “Cùng lên tiếng giảm kì thị” Yeu10
    Giới tính : Male
    Đến từ : BR-VT
    Bài gửi : 782

    Nhiều tổ chức trong và ngoài nước “Cùng lên tiếng giảm kì thị” Empty Nhiều tổ chức trong và ngoài nước “Cùng lên tiếng giảm kì thị”

    Post by Goo Jun Pyo 12/4/2012, 20:32

    Tại Hà Nội, UNAIDS, FHI, UNFPA, ISEE, FHI, CCIHP cùng nhiều
    tổ chức trong và ngoài nước đã tổ chức buổi tọa đàm “Cùng lên tiếng giảm
    kỳ thị”.



    Chương trình có sự góp mặt của hơn 40 đại biểu trực thuộc các đơn vị
    Nhà nước, tổ chức xã hội, nhà tài trợ, tổ chức đa phương và đông đảo các
    thành viên thuộc nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới.


    Nhiều tổ chức trong và ngoài nước “Cùng lên tiếng giảm kì thị” C3qmdy-e1305644851584

    Xuyên suốt buổi tọa đàm là những bản báo cáo về tình hình liên quan
    đến sự kỳ thị và phân biệt đối xử đối với MSM nói riêng và LGBT nói
    chung.


    Đầu tiên là bài phát biểu về “thái độ và hành vi kỳ thị đã khiến HIV
    lan truyền như thế nào, kinh nghiệm thực tế từ khu vực và thế giởi” bởi
    FHI và UNAIDS. Bản báo cáo thứ 2 là kết quả điều tra về hành vi kỳ thị
    tại cơ sở y tế đối với nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới tại Hà Nội và
    thành phố Hồ Chí Minh bởi ISee. Bản báo cáo cuối cùng về bạo hành giới
    và nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới tại Việt Nam bởi CCHIP.


    Tất cả các bản báo cáo đều nói lên rằng tình trạng kỳ thị và bạo hành
    MSM ở Việt Nam vẫn tồn tại và gây nhức nhối, đồng thời là rào cản chính
    khiến nhóm MSM nói riêng và cộng đồng LGBT nói chung chưa dám mạnh mẽ lên tiếng cũng như khẳng định vị thế của mình trong xã hội.


    Khi xã hội vẫn còn tồn tại kỳ thị và phân biệt đối xử, MSM và LGBT sẽ
    vẫn còn cảm thấy nhiều khó khăn trở ngại trong cuộc sống cả về mặt vật
    chất lẫn tinh thần. Chính vì thế, việc giảm và xóa bỏ hẳn kỳ thị là việc
    thiết yếu và cần làm ngay với sự tham gia nhiệt tình và thực lực từ các
    cơ quan ban ngành Nhà nước có liên quan cho đến các tổ chức trong và
    ngoài nước đang làm về vấn đề MSM và LGBT tại Việt Nam và trong khu vực.
    Nỗ lực của chính cộng đồng MSM cũng như LGBT là quan trọng nhất trong
    tiến trình thức đẩy mọi người có cái nhìn thiện cảm hơn dẫn đến sự chấp
    nhận hoàn toàn MSM và LGBT như một phần thiết yếu của xã hội.


    Buổi tọa đàm cũng có một phần thảo luận rất sôi nổi giữa các nhóm với
    chức năng và quyền hạn khác nhau về khả năng và những hành động, công
    cụ cụ thể để giúp giảm và xóa bỏ kỳ thị, phân biệt đối xử với MSM và
    LGBT.


    Nhiều tổ chức trong và ngoài nước “Cùng lên tiếng giảm kì thị” 7ptp-e1305644887552

    Các nhóm đều đưa ra những hoạt động và kiến nghị nằm trong trách
    nhiệm, quyền hạn và khả năng của riêng mình nhưng đồng thời cũng chia sẻ
    những quan điểm chung. Thí dụ, việc tuyên truyền, quảng bá, giáo dục,
    phổ biến những thông tin chính xác về MSM cũng như LGBT đến đại đa số
    quần chúng để nhận được nhận thức và thấu hiểu từ xã hội nhiều hơn, đúng
    đắn hơn. Xây dựng và nâng cao năng lực cho cộng đồng MSM, LGBT cũng là
    điều cần thiết để giúp cho cộng đồng tự tin hơn để sống hết mình và cống
    hiến cho xã hội.


    Hội nghị nhất trí rằng hình ảnh cộng đồng LGBT sống tích cực, hòa
    đồng, tài năng và khao khát cống hiến cần phải được tạo ra để xã hội và
    Chính phủ có thể công nhận và xoá bỏ quan niệm sai trái rằng MSM hay
    LGBT chỉ liên quan đến tệ nạn xã hội.


    Việc liên kết giữa các nhóm hoạt động vì cộng dồng MSM và LGBT lại
    một lần nữa được nhấn mạnh như một cách để tăng cường tình đoàn kết
    trong cộng đồng nhằm tạo ra sức mạnh chung, tiếng nói chung cũng như sẽ
    nhận được sự giúp đỡ từ nhiều phía khác nhau.


    Nhiều ý kiến cho rằng LGBT Việt Nam cần sự giúp đỡ, lên tiếng của một
    số người có tầm ảnh hưởng rộng trong và ngoài nước để ủng hộ cho cộng
    đồng, mà qua đó sự kỳ thị và hiểu lầm về cộng đồng cũng sẽ được cải
    thiện đáng kể.


    Với sự thành công của tọa đàm lần này, các nhà tổ chức đang lên kế
    hoạch để kỷ niệm ngày thế giới chống lại kỳ thị và phân biệt đối xử với
    người đồng tính và chuyển giới thường niên với quy mô ngày càng lớn hơn
    để mở rộng tầm ảnh hưởng cũng như mong muốn những phản hồi tích cực từ
    phía báo chí truyền thông, nhà nước và các cơ quan hoạch định chính
    sách.



      Current date/time is 28/4/2024, 21:52