Chiều 21-3, thông tin từ Công ty TNHH MTV Dầu khí TP HCM (Saigon Petro) cho biết giá xăng sẽ tăng 670 đồng lít và dầu DO tăng 290 đồng/lít từ 16 giờ 30.
Theo bản Tin thị trường Ông Nguyễn Bảo Toàn, Phó tổng giám đốc Vinasun Taxi cho biết, giá xăng giảm liên tiếp trong những tháng đầu năm nên giá cước taxi buộc phải điều chỉnh giảm theo. Đến nay chưa đầy một tháng thực hiện điều chỉnh giá xăng lại tăng lên, tuy nhiên biên độ tăng không nhiều nên có thể lần này giá cước taxi vẫn giữ nguyên.
Việc điều chỉnh lại giá cước, theo ông, là điều mà các doanh nghiệp taxi đều ngại bởi chi phí để cài đặt kê khai lại giá là rất lớn. "Trong lần điều chỉnh giảm vừa qua công ty đã phải mất chi phí hơn 1 tỷ đồng để cài đặt và đăng ký lại nên giá xăng tăng nhẹ cũng không cần thiết để điều chỉnh", ông nói.
Đối với các doanh nghiệp vận tải hàng hóa, giá xăng tăng không quá ảnh hưởng vì phần lớn giá thành sẽ được cộng vào trong hợp đồng vận chuyển. Mỗi hợp đồng đều có những phụ lục để điều chỉnh giá cước theo biến động của giá nhiên liệu.
Ông Trần Việt Hùng, Công ty TNHH Dịch vụ giao nhận vận tải và thương mại Công Thành cho biết: "Để hạn chế việc điều chỉnh giá cước liên tục trong một thời gian ngắn nên chúng tôi lập hợp đồng vận chuyển sẽ tính mức giá tỷ lệ cân bằng với giá xăng. Nếu giá xăng tăng một đồng thì giá cước lên 1 đồng, giá xăng giảm 3 đồng thì giá cước cũng xuống 3 đồng. Đây là điều mà doanh nghiệp đều cam kết trong hợp đồng vận tải với khách hàng".
Trong kỳ điều chỉnh giá xăng lần này mức tăng không cao như dự đoán chỉ ở mức 670 đồng/lít. Mức này, theo nhiều doanh nghiệp đầu mối, vẫn không ảnh hưởng nhiều đến giá cả.
Trao đổi với Zing.vn, ông Lâm Đại Vinh, Phó chủ tịch Hiệp hội vận tải hàng hóa TP HCM chia sẻ, giá xăng tăng không mấy ảnh hưởng do vận tải hàng hóa đa phần dùng nhiên liệu là dầu diesel. Ngoài ra, doanh nghiệp muốn duy trì giá ổn định để đơn giản trong hạch toán.
Do đó, mỗi lần điều chỉnh giá cước, doanh nghiệp phải căn cứ vào mức tăng ở biên độ cộng dồn. Nếu giá nhiên liệu tăng 3-4 phiên liên tiếp, lúc đó doanh nghiệp mới tính đến chuyện tăng giá. Còn hiện tại, điều chỉnh mỡi diễn ra một lần ở biên độ hẹp thì vẫn chưa hợp lý để tăng giá cước.
Xem thêm các Tiêu điểm quan trọng trong năm 2016.
Theo bản Tin thị trường Ông Nguyễn Bảo Toàn, Phó tổng giám đốc Vinasun Taxi cho biết, giá xăng giảm liên tiếp trong những tháng đầu năm nên giá cước taxi buộc phải điều chỉnh giảm theo. Đến nay chưa đầy một tháng thực hiện điều chỉnh giá xăng lại tăng lên, tuy nhiên biên độ tăng không nhiều nên có thể lần này giá cước taxi vẫn giữ nguyên.
Việc điều chỉnh lại giá cước, theo ông, là điều mà các doanh nghiệp taxi đều ngại bởi chi phí để cài đặt kê khai lại giá là rất lớn. "Trong lần điều chỉnh giảm vừa qua công ty đã phải mất chi phí hơn 1 tỷ đồng để cài đặt và đăng ký lại nên giá xăng tăng nhẹ cũng không cần thiết để điều chỉnh", ông nói.
Đối với các doanh nghiệp vận tải hàng hóa, giá xăng tăng không quá ảnh hưởng vì phần lớn giá thành sẽ được cộng vào trong hợp đồng vận chuyển. Mỗi hợp đồng đều có những phụ lục để điều chỉnh giá cước theo biến động của giá nhiên liệu.
Ông Trần Việt Hùng, Công ty TNHH Dịch vụ giao nhận vận tải và thương mại Công Thành cho biết: "Để hạn chế việc điều chỉnh giá cước liên tục trong một thời gian ngắn nên chúng tôi lập hợp đồng vận chuyển sẽ tính mức giá tỷ lệ cân bằng với giá xăng. Nếu giá xăng tăng một đồng thì giá cước lên 1 đồng, giá xăng giảm 3 đồng thì giá cước cũng xuống 3 đồng. Đây là điều mà doanh nghiệp đều cam kết trong hợp đồng vận tải với khách hàng".
Trong kỳ điều chỉnh giá xăng lần này mức tăng không cao như dự đoán chỉ ở mức 670 đồng/lít. Mức này, theo nhiều doanh nghiệp đầu mối, vẫn không ảnh hưởng nhiều đến giá cả.
Trao đổi với Zing.vn, ông Lâm Đại Vinh, Phó chủ tịch Hiệp hội vận tải hàng hóa TP HCM chia sẻ, giá xăng tăng không mấy ảnh hưởng do vận tải hàng hóa đa phần dùng nhiên liệu là dầu diesel. Ngoài ra, doanh nghiệp muốn duy trì giá ổn định để đơn giản trong hạch toán.
Do đó, mỗi lần điều chỉnh giá cước, doanh nghiệp phải căn cứ vào mức tăng ở biên độ cộng dồn. Nếu giá nhiên liệu tăng 3-4 phiên liên tiếp, lúc đó doanh nghiệp mới tính đến chuyện tăng giá. Còn hiện tại, điều chỉnh mỡi diễn ra một lần ở biên độ hẹp thì vẫn chưa hợp lý để tăng giá cước.
Xem thêm các Tiêu điểm quan trọng trong năm 2016.