Cộng đồng trai xinh gái đẹp tại việt nam


    Nỗi khổ khi là người của “thế giới thứ 3″!

    Goo Jun Pyo
    Goo Jun Pyo
    RoseBoy's Administrator ©
    RoseBoy's Administrator ©

    Vàng Vàng : 10230002
    Uy tín Uy tín : 3940
    Chồng của : Yuna SuSu

    Độ iu : Nỗi khổ khi là người của “thế giới thứ 3″! Yeu10Nỗi khổ khi là người của “thế giới thứ 3″! Yeu10Nỗi khổ khi là người của “thế giới thứ 3″! Yeu10
    Giới tính : Male
    Đến từ : BR-VT
    Bài gửi : 782

    Nỗi khổ khi là người của “thế giới thứ 3″! Empty Nỗi khổ khi là người của “thế giới thứ 3″!

    Post by Goo Jun Pyo 20/3/2012, 17:51

    Những người có xu hướng đồng tính luyến ái (đồng tính) được xếp vào "thế giới thứ 3" bởi xã hội nhìn nhận họ… chẳng giống ai. Họ có xu hướng yêu thích bị cho là "quái gở", "ngược đời".

    Bà Hoàng Tú Anh, Giám đốc Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số (CCIHP) cho biết: Người đồng tính, lưỡng tính và chuyển giới không chỉ bị kỳ thị của xã hội mà còn gặp phải các hình thức bạo lực về thể xác, tinh thần, kinh tế và tình dục bởi nhiều người, nhóm người. Nhưng đau xót hơn cả khi nhóm gây bạo lực phổ biến nhất cho người đồng tính lại chính là… các thành viên trong gia đình.

    "Người ta nghĩ em điên"

    Nhiều người do quan niệm cách sống đồng tính là "biến thái", "hư hỏng" nên khi nhận biết con có dấu hiệu đó thì có những phản ứng khác nhau: Người kiên nhẫn thì khuyên nhủ nhẹ nhàng, người khuyên không được thì chửi mắng, lăng mạ, phá hủy đồ dùng cá nhân; lục nhật ký, thông báo với nhà trường và cơ quan; đánh, trói, xích, bỏ đói, bắt làm công việc nặng nhọc; kiểm soát, cô lập; đưa đi điều trị cưỡng bức tại viện tâm thân; bố mẹ dọa tự tử; ép kết hôn, quan hệ tình dục…, bà Tú Anh chia sẻ.
    Tâm sự với chuyên gia tư vấn của CCIHP, một chàng trai 19 tuổi, ở Hà Nội thể hiện sự đau đớn và ám ảnh, tuyệt vọng đến cùng cực khi bị đưa vào trại tâm thần điều trị, sinh hoạt cùng với những người tâm thần thực thụ khác: "Nửa đêm, khi thuốc ngủ nhạt đi em mới lơ mơ mở mắt ra được. Phòng sau có một ông già đã nhờn thuốc ngủ, ông đang hành quân. Mốt hai mốt. Dừng! Giơ tay, chào! Rồi hát quốc ca. Hôm nào ông ấy cũng hành quân lúc mờ mờ sáng. Em sợ ông già ấy. Em sợ tiếng hô hành quân. Em sợ cả cái dãy nhà u ám toàn người tỉnh táo thì khuôn mặt âu sầu, và những người điên thì cười nói, la hét cả ngày. Nước mắt em chảy trong câm lặng. Em không điên, nhưng người ta nghĩ em điên".
    Một đồng tính nam, 21 tuổi, tại Hà Nội giãi bày: "Điều làm em đau nhất là khi bố bảo biết em thế này thì hồi mẹ mang thai đã phá thai rồi". Hoặc trường hợp khác bị bố đánh, mắng thậm tệ: "Đồ biến thái, vừa dứt lời bố dang cánh tay ra và chát – lại tiếng bạt tai nữa vang lên. Toàn thân nó co rúm lại, hứng chịu… Mày có phải là thằng bệnh hoạn không mà làm như thế hả? Đáng nhẽ, bố mẹ mới là người đáng trách vì đã sinh ra chúng em ở “thế giới thứ ba”. Nhiều lúc em đã tìm đến cái chết. Nhưng cũng chỉ vì thương bố, mẹ… mà em phải sống. Sống trong đau khổ, giấu giếm thân phận". (Nam 16 tuổi, Hà Nội).
    Thậm chí, hình thức đánh đập, tra tấn được cho là để "hết cái thói ẻo lả đi" còn khủng khiếp hơn. "Mắng chửi một cách thậm tệ và sai người lôi lên căn phòng trên tầng 4 nhốt lại cùng chiếc xích sắt vào chân. Sáng nào em cũng bị chửi mắng, đánh đập. Mỗi ngày được 1 bát cơm cùng với nước mắm và 1 can nước lọc… Tất cả việc ăn ở và vệ sinh đều ở trong căn phòng nhỏ chỉ có nến, không điện nước, ngoài cái bô, ít giấy vệ sinh và đĩa cơm thỉnh thoảng bác mang vào cùng tiếng xích cọ sát dưới chân", có phải bố mẹ chỉ nghĩ đến họ mà không nghĩ đến chúng em. Những đứa trẻ sinh ra bị tật nguyền còn được chăm sóc. Nếu thay đổi được, ngàn lần chúng em mong muốn được trở về thế giới bình thường. Điều chúng em muốn là nếu bố mẹ đã không bỏ rơi, thì hãy chia sẻ với chúng em, khi sinh ra, chúng em đâu có quyền được lựa chọn thế giới thứ nhất, thứ hai”. Một nam thanh niên, 24 tuổi ở Hải Phòng giãi bày.

    Người đồng tính không được nhắc đến trong Luật

    Tất cả những phản ứng, cách hành xử kiểu này thường không mang lại kết quả như mong muốn mà ngược lại khiến cuộc sống của người đồng tính vốn đã không "xuôi chèo mát mái" như mọi người càng trở nên bế tắc. Nhiều người rơi vào trầm cảm, tự hành xác, học hành sa sút, bỏ nhà đi lang thang, tự tử. Trong khi đó, hiện tượng ngược đãi người đồng tính vẫn bị coi là chuyện riêng của gia đình hơn là sự vi phạm quyền của những người đồng tính và chuyển giới.
    Ông Lê Quang Bình, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế Xã hội và Môi trường (iSEE) cho biết, Việt Nam đã có Luật Phòng chống bạo lực gia đình (PCBLGĐ), tuy nhiên người đồng tính, lưỡng tính và người chuyển giới hiện không được nhắc đến trong Luật như một nhóm cụ thể. Bản chất của nhiều loại hình bạo lực với những người này chính là bạo lực trên cơ sở giới và BLGĐ. Các truyền thông và hướng dẫn hiện nay về triển khai Luật PCBLGĐ vẫn chưa nhắc đến nhóm những người tình dục đồng giới và chuyển giới.
    Ông Bình cho rằng, cần tăng cường nhận thức của gia đình, nhà trường và xã hội về vấn đề này. Bản thân người đồng tính, lưỡng tính… cũng phải ý thức được quyền của mình được bảo vệ khỏi BLGĐ. Các chương trình PCBLGĐ và bảo vệ trẻ em cần đưa cộng đồng này vào một nhóm có biện pháp can thiệp…

      Current date/time is 7/5/2024, 03:43