Cộng đồng trai xinh gái đẹp tại việt nam


    Lao động nữ tại Đài Loan bị ép buộc thôi việc thì cần phải làm gì?

    ctyxkld2017
    ctyxkld2017
    Thành Viên
    Thành Viên

    Vàng Vàng : 5251500
    Uy tín Uy tín : 500
    Giới tính : Male
    Đến từ : Việt Nam
    Bài gửi : 22

    Lao động nữ tại Đài Loan bị ép buộc thôi việc thì cần phải làm gì? Empty Lao động nữ tại Đài Loan bị ép buộc thôi việc thì cần phải làm gì?

    Post by ctyxkld2017 2/11/2017, 23:16

    Những Thông Tin Cần Biết Cho Nữ Lao Động Nước Ngoài
    Có Thai:
    –    Nữ công nhân nước ngoài đi xuat khau lao dong sang dai loan nếu có thai tại Đài Loan sẽ không phải bị trả về nước. Chủ thuê và môi giới không có quyền ép buộc bạn về nước vì lý do mang thai.
    –    Việc kiểm tra có thai chỉ được làm trước và sau khi đến Đài Loan, không bao gồm trong các lần kiểm tra sức khỏe khác. Nếu bạn bị môi giới hay chủ thuê yêu cầu tiếp tục kiểm tra về việc có thai mà không có sự đồng ý của bạn là bất hợp pháp.
    –    Nếu bạn là nữ công nhân hợp pháp, khi mang thai, luật lao động Đài Loan cho phép bạn chuyển đổi sang một công việc nhẹ nhàng hơn, được quyền nghỉ dưỡng thai và có quyền được hưởng 8 tuần lương nghỉ phép sau khi sinh con theo luật pháp Đài Loan quy định.
    –    Nếu chủ thuê muốn chấm dứt hợp đồng với bạn và được bạn đồng ý, họ phải trả cho bạn tiền nghỉ việc (thường 1 năm làm việc được trả 1 tháng lương) và trả tiền vé máy bay.
    –    Vì an toàn cho bạn và thai nhi, các hãng máy bay sẽ không cho bạn lên máy bay khi bạn đã có thai hơn 6 tháng.
    Kinh nguyệt:
    Ngày nghỉ trong thời kỳ hành kinh: Phụ nữ được nghỉ 1 ngày/tháng trong thời kỳ hành kinh, không cần giấy phép: 3 lần đầu của năm sẽ bị trừ lương của một ngày làm việc, 9 lần sau bị trừ ½ số lương của ngày làm việc.
    Bị xâm phạm tình dục:
    –    Khi bị tấn công tình dục: Để có chứng cứ kiện người tấn công tình dục, bạn phải nói thành tiếng “Tôi không muốn”.
    –    Khi bị tấn công tình dục, bạn phải gọi điện thoại báo ngay cho Đường Dây Nóng 1955, cho cảnh sát 009, cho 110 Đường Dây Chống Xâm Phạm Tình Dục, hoặc Văn Phòng Trợ Giúp Công Nhân Việt Nam 03- 217 0468 hay 0922-641-743.
    –    Công việc ban đêm: Với nhiều đơn hàng du cho tong chi phi xkld dai loan la bao nhieu , đắt hay rẻ thì rất có thể bạn sẽ phải làm việc vào ban đêm tuy nhiên bạn phải được chủ thuê đảm bảo an toàn khi làm việc ban đêm; chủ phải cung cấp nhà vệ sinh an toàn cho bạn sử dụng; phải có phương tiện giao thông an toàn cho bạn về đến nơi ở và lại làm việc ban đêm. Thời gian quy định từ 10 giờ đêm tới 6 giờ sáng ngày hôm sau.
    –    Sau khi bị xác nhận là nạn nhân bị tấn công tình dục, bạn sẽ được chính phủ ĐL sắp xếp cho tạm trú tại 1 nơi an toàn. Trong thời gian chờ vụ án giải quyết, bạn sẽ được cho phép được kiếm việc làm tự do ở bên ngoài.
    Thời Gian Làm Việc Nhiều Nhất cho Lao Động là 12 Năm:
    –          Khi đã mãn một hợp đồng và chủ cũ muốn nhận lại bạn, bạn nên yêu cầu họ làm hợp đồng trực tiếp (không qua môi giới, không phải trả phí môi giới mỗi tháng) nhất là đối với hợp đồng giúp việc nhà và hộ lý. Bạn có thể liên lạc với Văn Phòng Trợ Giúp Công Nhân Cô Dâu Việt Nam (VMWBO), Trung Tâm Hy Vọng (HWC), hoặc HMISC hay để biết thêm chi tiết.
    –          Hiện nay, Bộ Lao Động đang đề nghị thay đổi luật về việc không bắt buộc lao động nước ngoài phải rời khỏi nước sau thời hạn 3 năm làm việc. Chúng tôi sẽ thông báo kịp thời đến các bạn khi luật mới được thông qua tại Quốc Hội Đài Loan.
    Đổi Chủ:
    1. Bạn có thể được đổi chủ sau khi Bộ Lao Động hủy bỏ quyền thuê mướn của chủ, và bạn được Bộ Lao Động cho phép đổi chủ. Các lý do đổi chủ hợp pháp bao gồm:
    –    Người mà bạn chăm sóc qua đời (chủ phải báo cho Bộ Lao Động trong vòng 30 ngày).
    –    Chủ thuê đi định cư ở nước khác.
    –    Chủ thuê bị phá sản, hoặc cắt giảm công nhân.
    –    Bạn bị tấn công tình dục, bị ngược đãi về thân thể và tinh thần. Trong mọi trường hợp bạn đều phải có bằng chứng cụ thể như ghi âm, giấy chứng thương, v.v…
    –    Chủ không trả lương theo hợp đồng, hay gây áp lực trên quyền lợi khác của bạn.
    –    Bạn bị ép làm việc bất hợp pháp, hay làm cho chủ bất hợp pháp. Bằng chứng của những việc này cần phải qua sự kiểm tra của thanh tra chính phủ.
    –    Ngoài ra, đối với người lao động nước ngoài làm việc trên các tàu đánh cá, nếu thuyền bị hư hỏng, bạn có thể đổi chủ. Đối với người lao động nước ngoài làm việc trong các công xưởng, bạn có thể đổi chủ khi công xưởng không có việc làm cho bạn; chủ thuê chửi bạn không tốt; chủ thuê làm bạn bị thương, qua phán xét của tòa án, chủ thuê có tội, bạn được quyền đổi chủ; chủ thuê giao công việc có hại cho sức khỏe của bạn, bạn cần chứng minh của bác sĩ; chủ thuê có bệnh gây ảnh hưởng tới bạn, cũng cần có chứng minh của bác sĩ; chủ thuê là người vi phạm pháp luật, ảnh hưởng đến quyền lợi của bạn, bạn có thể đổi chủ.
    –    Nếu bạn bị bắt ép làm công việc bất hợp pháp, hay làm cho chủ khác (không phải chủ ghi trên hợp đồng).
    [list="padding-right: 40px; padding-left: 40px; color: rgb(51, 51, 51); font-family: sans-serif, Arial, Verdana, \"Trebuchet MS";"]
    [*]Khi đổi chủ, chủ mới của bạn phải được Bộ Lao Động cấp giấy phép thuê bạn.
    [/list]
    Nếu bạn đã được Bộ Lao Động cho phép đổi chủ, bạn có thể đăng ký tại Trung Tâm Xúc Tiến Việc Làm ở tỉnh hay thành phố mà bạn chọn (thường môi giới làm việc này cho bạn). Thời gian tìm chủ mới của bạn là 60 ngày. Trong những trường hợp đặc biệt hoặc bạn làm việc tại Đài Loan chưa tròn 1 năm, bạn có thể xin gia hạn thêm 60 ngày nữa. Bạn cần yêu cầu chủ thuê, môi giới hay Văn Phòng Trợ Giúp Công Nhân, Cô Dâu Việt Nam giúp bạn viết công văn xin gia hạn đổi chủ lần 2. Sau khi đổi chủ lần 2, nếu không có chủ nào nhận, trong vòng 15 ngày bạn phải về nước.
    [list="padding-right: 40px; padding-left: 40px; color: rgb(51, 51, 51); font-family: sans-serif, Arial, Verdana, \"Trebuchet MS";"]
    [*]Phụ nữ không thể bị đổi sang làm việc của nam. Nếu bạn đang ở trong tình trạng này, cần gọi điện thoại đến Văn Phòng (VMWBO), Trung Tâm Hy Vọng (HWC), hay HMISC.
    [*]Bạn có quyền xin tạm trú tại Văn Phòng Trợ Giúp Công Nhân, Cô Dâu Việt Nam (VMWBO), Trung Tâm Hy Vọng (HWC), hay HMISC trong thời gian chờ đổi chủ.
    [/list]
    Cho Về Nước Hợp Pháp:
    Chủ không thể cho bạn về nước với những lý do không hợp pháp.
    Những lý do hợp pháp là:
    –    Thoá mạ hay dùng bạo lực phản kháng chủ hoặc đồng nghiệp.
    –    Vi phạm luật lao động hay hợp đồng (thí dụ như quy định mà chủ đưa ra dựa trên luật lao động của chính phủ, chứ không phải những luật do chủ tự đặt ra bất chấp luật lao động).
    –    Cố ý phá hoại tài sản hay tiết lộ thông tin mật công ty của chủ.
    –    Vắng mặt liên tục 3 ngày không lý do, hay nghỉ 6 ngày trong vòng 1 tháng.
    –    Mất khả năng làm việc.
    –    Bị tòa án xét có tội và bị án tù.
    –    Làm việc bất hợp pháp cho chủ khác.
    –    Hết hạn hợp đồng.
    –    Lao động không đi khám sức khỏe định kỳ hoặc khi đi khám sức khỏe dùng mẫu kiểm tra của người khác (như máu, phân, nước tiểu…) thay cho mẫu của mình.
    –    Lao động lấy giấy tờ giả cung cấp cho Chính Phủ Đài Loan.
    –    Tình trạng sức khỏe của người lao động không cho phép hoặc cơ thể bị thiếu đi một số bộ phận do tai nạn mà người lao động tự mình gây nên mà không thể làm việc.
    Khi Bị Ép Buộc Thôi Việc:
    1. Đừng tự nguyện ký đơn thôi việc!!!
    2. Gọi điện thoại đến Văn Phòng (VMWWBO), Trung Tâm Hy Vọng (HWC), hay HMISC nhờ giúp đỡ. Môi giới không có quyền ngăn chặn bạn tìm kiếm sự giúp đỡ, hoặc ép bạn ra sân bay.
    3. Bạn từ chối rời khỏi ký túc xá hay nhà chủ.
    4. Trong trường hợp môi giới hay chủ thuê chở bạn đến sân bay, bạn đừng đăng ký chuyển hành lý, và nói với cảnh sát rằng bạn cần sự giúp đỡ của Trung Tâm Phục Vụ Lao Động ở sân bay (số điện thoại nằm ở mục cuối cùng của sổ tay). Bạn có thể ngồi lì xuống ngay sân bay, xé vé máy bay và kêu lớn tiếng nhờ cảnh sát, hay những người chung quanh giúp đỡ.
    5. Bạn chạy trốn đi tìm sự giúp đỡ khi bị ngược đãi hay bị hăm dọa. Trong trường hợp này bạn sẽ không bị cho là bỏ trốn.
    Từ tháng 10 – 2006, Bộ Lao Động thực hiện Chính sách yêu cầu lao động nước ngoài, trước khi về nước phải đến Cục Lao Động địa phương để nghiệm chứng có phải bạn tự nguyện về nước hay không? Chủ và môi giới không có quyền tự ý đưa người lao động về nước. Vì vậy khi ra cục lao động để nghiệm chứng, bạn phải nói với cục lao động là: “Tôi không đồng ý về nước”
    Tôi phải làm gì khi chủ gọi cảnh sát?
    –    Cảnh sát không có quyền can dự vào các vấn đề về người lao động, và không có quyền ép buộc hay áp tải bạn đến sân bay, trừ khi bạn bỏ trốn hay ngoan cố phạm pháp.
    –    Nói cho cảnh sát biết rằng bạn đang bị ép về nước bất hợp pháp. Và bạn đang cần sự giúp đỡ của Bộ Lao Động.
    –    Nếu cảnh sát không quan tâm đến những yêu cầu của bạn, viết lại mã số trên áo của người cảnh sát, để làm bằng chứng sau này khi đối chứng với các cơ quan liên hệ liên quan đến việc cảnh sát không giúp bạn. Bạn có thể phải đồng ý tới sở cảnh sát, nhưng bạn cần từ chối đến sân bay.
    *Khi bạn bị ép buộc thôi việc 14 ngày trước khi hết hạn Hợp Đồng Lao Động, bạn có thể bị chủ thuê hay môi giới ép ký tên vào văn bản tự nguyện về nước. Nếu bạn không đồng ý, bạn điện thoại cho 1955, yêu cầu chuyển hồ sơ thưa kiện của bạn đến Cục Lao Động địa phương, nơi bạn đang làm việc. Cục Lao Động địa phương sẽ mở 1 phiên họp để giải quyết việc đơn chủ phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn.
    *Nếu người lao động không ký giấy đồng ý về nước mà chủ thuê vẫn đưa người lao động về nước, người lao động phải nói rõ thành tiếng “Tôi muốn kiện chủ thuê”, chủ thuê sẽ bị phạt và chịu hoàn toàn trách nhiệm (người lao động nên ghi âm các đoạn hội thoại trên đường bị đưa đi đến Cục Lao Động).
    * Tại Cục Lao Động địa phương, bạn cần giữ sự bình tỉnh. Nếu sự hiện diện của chủ thuê hay môi giới làm cho bạn sợ, bạn yêu cầu nhân viên của Cục Lao Động yêu cầu họ ra ngoài để giảm bớt áp lực. Sau đó bạn trình bày cho nhân viên Cục Lao Động biết là bạn không muốn tự nguyện về nước trước hạn hợp đồng. Ngoài ra, bạn có quyền yêu cầu nhân viên Cục Lao Động giải thích thêm cho bạn về những quyền lợi khác của bạn liên quan đến việc chuyển chủ, tiền bồi thường, v.v…
    Bạn Không Nên Bỏ Trốn, Bất hợp Pháp vì di xkld dai loan can nhung gi hoặc phạm pháp tại nước sở tại:
    –    Bạn sẽ không được luật lao động bảo vệ, không bảo hiểm lao động, y tế.
    –    Điều kiện sống và làm việc không bảo đảm an toàn và thường bị trả lương thấp.
    –    Kết quả của việc chạy trốn là thường bị lợi dụng và phải làm việc ở môi trường và điều kiện làm việc tồi tệ.
    *Ghi chú: Hơn nữa, theo Nghị định số 95/2013/NĐ-CP, người lao động đi làm việc ở nước ngoài có thể bị phạt tiền từ 80 – 100 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Ở lại nước ngoài trái phép sau khi hết hạn hợp đồng lao động, hết hạn cư trú; bỏ trốn khỏi nơi đang làm việc theo hợp đồng; sau khi nhập cảnh nước tiếp nhận lao động mà không đến nơi làm việc theo hợp đồng; lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc, lừa gạt người lao động Việt Nam ở lại nước ngoài trái quy định. Ngoài phạt tiền, người lao động vi phạm còn bị buộc phải về nước; cấm đi làm việc ở Đài Loan thời hạn là 5 năm trở lên. Nghị định này có hiệu lực thi hành kề từ ngày 10/10/2013.
    Bạn có thể liên lạc với Văn Phòng Trợ Giúp Công Nhân, Cô Dâu Việt Nam (VMWBO), Trung Tâm Hy Vọng (HWC) hay HMISC để được tư vấn.
    Đầu Thú:
    –      Nếu bạn đã là người bất hợp pháp, bạn muốn đầu thú, chúng tôi có thể giúp bạn!
    Chính sách mới, từ 24 /1/ 2011 – Tất cả những người đầu thú về nước mà không có tiền án, chỉ cần chuẩn bị tiền phạt nhiều nhất $10.000 Đài Tệ, hộ chiếu hoặc giấy thông hành hợp lệ và vé máy bay (bạn có thể tự mua vé). Sau đó bạn đến Văn Phòng Sở Di Dân địa phương làm các thủ tục quy định. Nhân viên Sở Di Dân sẽ thông báo cho bạn biết những việc phải làm.
    Quyền Hạn Trong Thời Gian Tạm Giam:
    –      Bạn có quyền được cung cấp thức ăn và thuốc khi bị bệnh.
    –      Bạn được gọi điện thoại cho gia đình thân nhân hay bạn bè. Khi cần, bạn có thể yêu cầu được tư vấn tâm lý.
    Lao động nữ tại Đài Loan bị ép buộc thôi việc thì cần phải làm gì? Banner-top-net1

      Current date/time is 23/11/2024, 16:49