Cộng đồng trai xinh gái đẹp tại việt nam


    Đám cưới đồng tính: Không cổ xúy nhưng cũng đừng kỳ thị

    admin
    admin
    RoseBoy's Administrator ©
    RoseBoy's Administrator ©

    Vàng Vàng : 9392492
    Uy tín Uy tín : 1420
    Giới tính : Male
    Đến từ : RoseBoy
    Bài gửi : 202

    Đám cưới đồng tính: Không cổ xúy nhưng cũng đừng kỳ thị Empty Đám cưới đồng tính: Không cổ xúy nhưng cũng đừng kỳ thị

    Post by admin 10/2/2012, 22:13

    Đám cưới đồng tính: Không cổ xúy nhưng cũng đừng kỳ thị
    Xung quanh đám cưới đồng tính tổ chức công khai ở
    Hà Nội (Văn Hóa số 1939, ra ngày 22.12.2010), để có cái nhìn đa chiều
    về một hiện tượng mới trong đời sống xã hội, Văn Hóa tiếp tục giới thiệu
    ý kiến của chính những người trong cuộc, các chuyên gia, nhà quản lý về
    vấn đề này.,
    Đừng kỳ thị

    Trước sự việc này, nhà trường không có sự bình phẩm
    hay đánh giá gì về tư cách của hai em học sinh Huyền (“chú rể” Quang
    Minh – PV) và Linh. Chúng tôi chỉ quản lý các em trong các giờ học. Các
    em hiện đang học năm thứ nhất và năng lực học đều tốt. Cá nhân tôi thấy
    các em là người đồng tính, xét về bản chất đó là hiện tượng sinh lý bình
    thường. Chúng ta không nên kỳ thị họ. Bởi, theo tôi biết thì các em
    không hề muốn công khai chuyện “chẳng giống ai” của mình. Chúng ta không
    cổ xúy việc làm này nhưng cũng đừng kỳ thị họ. (Ông Nguyễn Hồng Giang –
    Đại học Quốc tế Raffles tại Hà Nội)


    Nên thay đổi cách nhìn

    Là cơ quan nghiên cứu, chúng tôi khẳng định rằng
    đồng tính không phải là bệnh mà là xu hướng tình dục bình thường. Tổ
    chức Y tế Thế giới (WHO) đã loại đồng tính ra khỏi bệnh từ năm 1990 và
    coi đây là một phần trong sự đa dạng của xu hướng tình dục.


    Tôi cho rằng, tình yêu giữa người đồng giới là một
    phần tự nhiên của cuộc sống, nếu pháp luật cho phép hai người đồng giới
    yêu nhau và ở với nhau là điều rất nhân văn. Một số nước như Hà Lan,
    Thụy Điển đã cho phép hôn nhân đồng tính, thừa nhận quyền kết hôn của
    họ.

    .

    Đám cưới đồng tính: Không cổ xúy nhưng cũng đừng kỳ thị LT-9355p1b-MoTrongChungTa

    Lê Quang Bình - Viện trưởng Viện Nghiên cứu xã hội, kinh tế và môi trường


    Năm 2009, chúng tôi có làm nghiên cứu với
    3.000 đồng tính nam tham gia và con số người kỳ thị với người đồng tính
    lên tới gần 25%. Điều này chứng tỏ kiến thức của người VN về đồng tính
    còn hạn chế.


    Tôi nghĩ cách đánh giá cho rằng đồng tính là sự đua
    đòi theo trào lưu, là bệnh hay đồng tính rởm là có phần võ đoán với đa
    phần những người đồng tính. Chẳng ai dại gì khi tự nhiên chọn một cuộc
    sống đồng tính để thể hiện điều gì đó như cái tôi của mình, bởi cuộc
    sống đó không được gia đình và mọi người xung quanh mình ủng hộ. Chấp
    nhận công khai đồng tính họ sẽ luôn gặp bất trắc từ gia đình, xã hội. Họ
    không có quyền lựa chọn bởi trong quá trình phát triển dậy thì họ mới
    trở thành người đồng tính. (Lê Quang Bình - Viện trưởng Viện Nghiên cứu
    xã hội, kinh tế và môi trường)


    Cần có sự phân biệt giữa những dạng người đồng tính

    Em sinh ra với cơ thể là đàn ông nhưng ngay từ nhỏ, 2
    - 3 tuổi em đã thích mặc váy và sinh hoạt như con gái. Trong quá trình
    đi học và tiếp xúc với mọi người, em và các bạn đồng tính đều luôn gặp
    sự kỳ thị của mọi người. Hai bạn nữ làm đám cưới ở Hà Nội chắc hẳn cũng
    đã lường trước được làn sóng khác nhau của dư luận xã hội. Có lẽ các bạn
    ấy muốn được xã hội thừa nhận quan hệ của mình. Nhưng trên thực tế,
    không phải ai cũng có thể đồng tình với việc làm này, bởi nó đi ngược
    lại với phong tục tập quán truyền thống về hôn nhân của người VN.


    Hiện nay, có những người bị đồng tính do tự nhiên cơ
    thể và tâm sinh lý của mình đòi hỏi, nhưng có những người chạy theo
    đồng tính như một trào lưu đua đòi theo mốt. Chính những người chạy theo
    đồng tính để tìm sự mới lạ đã làm ảnh hưởng rất lớn tới những người
    đồng tính như chúng em. Họ làm cho xã hội nhìn nhận sai về chúng em -
    những người không được sống bình thường như những người khác. Em cũng
    mong muốn trở thành một người bình thường, nhưng không thể.
    .

    Đám cưới đồng tính: Không cổ xúy nhưng cũng đừng kỳ thị LT-4962b1-Ngoc
    (Bảo Ngọc, tên thật là Phan Hữu Lộc, – Giải Nhất Miss Angle 2010 -
    Cuộc thi Người đẹp đồng tính Việt của diễn đàn Thế giới thứ 3)


    Ông Đỗ Hoàng Du – Q.Vụ trưởng Vụ Gia đình (Bộ VHTTDL): Chưa nên thừa nhận việc kết hôn đồng tính.

    - Với tư cách là cơ quan tham mưu về vấn đề gia đình, ông nhìn nhận về vấn đề này thế nào?

    - Ông Đỗ Hoàng Du: Không cần đánh giá lệch lạc về
    giới tính hay lệch lạc về nhận thức thì chúng ta đều phải tính dưới góc
    độ mình là một công dân. Đã là công dân phải làm việc và thực hiện đúng
    theo pháp luật. Hiện nay Luật Hôn nhân và Gia đình chỉ cho phép người
    khác giới kết hôn với nhau và ngăn cấm những người cùng giới kết hôn.
    Theo đó, về nguyên tắc đám cưới đồng tính của hai cô gái trẻ đã vi phạm
    pháp luật. Việc họ tự tuyên bố thành hôn như thế trên thực tế là không
    được sự thừa nhập về mặt pháp lý.


    - Theo ông, đồng tính đang trở thành một trào lưu của lớp trẻ trong đời sống xã hội hiện đại?

    - Không thể gọi đây là trào lưu bởi người đồng tính
    hiện nay chỉ là một bộ phận rất ít. Ngay trên thế giới, chỉ có một vài
    nước chấp nhận hôn nhân đồng tính mà thôi. Chúng ta hội nhập văn hóa với
    thế giới, tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa về văn hóa, lối sống tốt
    đẹp chứ không nên lấy chuyện thế giới chấp nhận hôn nhân đồng tính để áp
    dụng tại Việt Nam. Quan điểm của tôi là trong giai đoạn hiện nay ở nước
    ta chưa nên thừa nhận.


    - Nếu đặt địa vị mình cũng có con em là người thân trong gia đình, họ hàng bị đồng tính và muốn làm lễ thành hôn, ông sẽ làm gì?

    - Tôi sẽ không bao giờ đồng ý. Tôi tin chắc rằng,
    chẳng ông bố, bà mẹ nào có thể vui vẻ khi con mình lớn lên lại không
    sinh hoạt như người bình thường mà lệch lạc về giới tính. Nếu đúng là có
    sự rối loạn, lệch lạc về giới tính thì họ phải đi chữa, còn nếu do nhận
    thức về tâm lý thì cũng phải chữa. Bằng mọi biện pháp, gia đình phải
    đưa con em mình trở về với quỹ đạo sinh hoạt của một con người bình
    thường.


    - Theo ông, giải pháp nào để giải quyết vấn đề này?

    - Khó có thể nói cấm hay không trước một hiện tượng
    mới nảy sinh trong xã hội. Ngay các chuyên gia y tế vẫn còn chưa thống
    nhất với nhau về bản chất của hiện tượng này, có người cho rằng, đó là
    ảnh hưởng của việc đua đòi, a dua, có người lại cho rằng, đó là do bẩm
    sinh. Theo tôi, để giải bài toán này thì các giới nghiên cứu khoa học, y
    tế, xã hội và văn hóa đều phải vào cuộc một cách nghiêm túc để đưa ra
    một giải pháp cụ thể.


    - Xin cảm ơn ông!


    Đồng tính ở Việt Nam
    Việt Nam hiện chưa có thống kê trên cả nước hoặc một vùng nào đó về số
    lượng hay tỉ lệ người đồng tính trong dân chúng cũng như những khía cạnh
    kinh tế, xã hội, văn hóa, sức khỏe của người đồng tính. Đám cưới đồng
    tính được xem là đầu tiên diễn ra ở TP.HCM năm 1997 giữa hai người nam
    và từ đó đến nay, chưa có thống kê chính thức có bao nhiêu đám cưới đồng
    tính đã được tổ chức.


    Một số cuộc thăm dò qui mô nhỏ của trường Đại học Sư
    phạm TP.HCM tiến hành trên 300 học sinh của ba trường THCS và THPT tại
    TP.HCM cho thấy, 42% học sinh cho rằng 1% học sinh trong trường mình là
    đồng tính, 2% học sinh cho rằng tỉ lệ này là 5%, 8% học sinh cho rằng
    10%, còn 25% học sinh còn lại cho rằng nhiều hơn nữa.


    Đồng tính trên thế giới

    Mới đây, nữ Thủ tướng Johanna Sigurdardottir của
    Iceland là lãnh đạo đầu tiên trên thế giới công khai mình đồng tính.
    Trong số 63 thành viên Quốc hội, có 49 nghị sĩ của Iceland đã bỏ phiếu
    để bổ sung đối tượng kết hôn vào luật Hôn nhân của nước này, đó là thêm
    vào cụm từ “đàn ông và đàn ông” cùng “phụ nữ và phụ nữ” thay vì chỉ “nam
    - nữ” như trước đây.


    Như vậy, Iceland là nước thứ 9 trên thế giới cho
    phép hôn nhân đồng tính, bên cạnh những nước như Canada, Hà Lan, Tây Ban
    Nha, Nam Phi, Na Uy, Bỉ, Thụy Điển và Bồ Đào Nha.


    Ở Mỹ, hôn nhân đồng tính vẫn là một vấn đề chính trị
    gây tranh cãi và mỗi luật ở mỗi bang cũng khác nhau. Vermont là bang
    đầu tiên công nhận sự bình đẳng dân sự của các đôi đồng tính vào năm
    1999, sau đó là Massachusetts cùng Connecticut và nhiều bang khác nữa.


    Trong khi đó đại đa số các nước trên thế giới vẫn chưa cho phép hôn nhân đồng tính.

    P.V (tổng hợp)
    Đệ Nhất Pháp Sư
    Đệ Nhất Pháp Sư
    Điều Hành Viên
    Điều Hành Viên

    Vàng Vàng : 9236613
    Uy tín Uy tín : 6222
    Giới tính : Male
    Đến từ : Korea-Seoul
    Bài gửi : 780

    Đám cưới đồng tính: Không cổ xúy nhưng cũng đừng kỳ thị Empty Re: Đám cưới đồng tính: Không cổ xúy nhưng cũng đừng kỳ thị

    Post by Đệ Nhất Pháp Sư 12/2/2012, 12:33

    mình thấy chuêện này bình thường mà có gì đâu trùi

      Current date/time is 8/5/2024, 09:53