Cộng đồng trai xinh gái đẹp tại việt nam


    Đồng tính vs. Dị tính

    Goo Jun Pyo
    Goo Jun Pyo
    RoseBoy's Administrator ©
    RoseBoy's Administrator ©

    Vàng Vàng : 10238002
    Uy tín Uy tín : 3940
    Chồng của : Yuna SuSu

    Độ iu : Đồng tính vs. Dị tính  Yeu10Đồng tính vs. Dị tính  Yeu10Đồng tính vs. Dị tính  Yeu10
    Giới tính : Male
    Đến từ : BR-VT
    Bài gửi : 782

    Đồng tính vs. Dị tính  Empty Đồng tính vs. Dị tính

    Post by Goo Jun Pyo 5/5/2012, 19:35

    Một mô-tuýp hay được kể lại rằng là có những người đàn ông “đang có
    bạn gái/vợ con đàng hoàng” hay “trước giờ đàn ông 100%” bỗng một ngày
    dấn thân vào mối quan hệ đồng tính. Thực tế, cần xem xét đó là sự thay
    đổi về cảm xúc hay hành vi, vì có thể:

    + Họ là người dị tính, có trải nghiệm đồng tính và thích nó.
    + Họ là người đồng tính, có trải nghiệm đồng tính và quyết định không kìm nén, giả tạo nữa.
    + Họ là người song tính, có trải nghiệm đồng tính và khám phá ra một khía cạnh ẩn của con người mình.


    Đồng tính vs. Dị tính  Bandeau_500

    Thế nhưng, xã hội thì chỉ có xu hướng chăm chăm nghĩ tới khả năng đầu
    tiên, vì họ nghĩ người đồng tính thì không thể lấy vợ có con được, và vì
    nghĩ rằng đồng tính là do tập nhiễm, đua đòi a dua. Sự vô lý và bất
    bình đẳng thể hiện ở chỗ xã hội thường nhìn nhận:

    1- Người dị tính “sống như” dị tính: TỐT
    2- Người dị tính “sống như” đồng tính: KHÔNG TỐT
    3- Người đồng tính “sống như” đồng tính: KHÔNG TỐT
    4- Người đồng tính “sống như” dị tính: TỐT


    Cách nhìn xuất phát từ định kiến

    Một người đàn ông dị tính có vợ, bỗng nhiên thích quan hệ tình dục với người cùng giới.

    LIỆU CÓ KHÁC

    Một người đàn ông dị tính có vợ, bỗng nhiên thích quan hệ tình dục với người phụ nữ khác?

    Khi mà cả hai cùng là vấn đề sự cam kết, ràng buộc và chung thủy
    trong hôn nhân. Nhưng xã hội thường chăm chăm nhìn vào yếu tố “người
    tình cùng giới” hơn. Vậy việc đánh giá (nếu có) thật ra là vấn đề người
    đàn ông này quan hệ với người khác ngoài hôn nhân, chứ không phải là với
    người cùng giới hay khác giới.

    Điều này tương tự câu chuyện một bạn nữ phát biểu rằng cô cảm thấy
    “ghê ghê” khi các bạn đồng tính nữ chạm vào cơ thể mình. Khi được hỏi
    rằng “nếu người yêu của em chạm vào em, em có thấy ghê không?” thì bạn
    trả “không, thích nữa chứ.” Và khi hỏi “nếu một bạn nam không phải là
    người yêu em chạm vào người em thì em có thấy sao?” Bạn nữ đã trời “cũng
    thấy ghê ghê.”

    Vậy cảm giác “ghê” của bạn nữ này với người đồng tính thực ra là cảm
    giác chung cho bất kì người nào ngoài người yêu của bạn ấy, chứ không
    phải vì đó là người đồng tính.

    Đó là biểu hiện của việc xem tất cả những gì liên quan đến đồng tính
    là thấp kém hơn so với dị tính. Nó khiến việc nhìn nhận một số vấn đề
    của chúng ta bị mất đi khả năng đánh giá vào bản chất khách quan của sự
    việc.


    Sự định chuẩn hóa dị tính

    Cách sống duy nhất được chấp nhận là của người dị tính, thuật ngữ để chỉ hiện tượng này là “heteronormativity”
    (định chuẩn hóa dị tính), tức là một tư tưởng xem dị tính là chuẩn mực
    duy nhất của cuộc sống. Đáng nói hơn, tư tưởng này có ở cả người dị tính
    lẫn đồng tính.

    Nhiều người đồng tính vẫn xem xu hướng tính dục của mình là một điều
    tệ hại, vẫn xem mình thấp kém hơn so với người dị tính. Khi tình yêu họ
    tan vỡ, họ đổ lỗi cho xu hướng của mình. Khi họ thấy cuộc sống khó
    khăn, họ nghĩ rằng cuộc đời đã định trước như vậy vì họ là người đồng
    tính.


    Tại sao và tại sao?

    Người ta hay hỏi “tại sao anh ta/cô ta thích người cùng giới?” mà không bao giờ hỏi “tại sao mình lại thích người khác giới?”

    Người ta hay kết luận “nam mà quan hệ tình dục đồng giới thì trở
    thành gay” mà không lý giải được tại sao nhiều người đồng tính quan hệ
    tình dục khác giới mãi mà vẫn là người đồng tính?
    Người ta hay phán xét “nhiều người đồng tính chỉ quan tâm tới tình dục”
    mà không bao giờ nhận xét “nhiều người dị tính cũng chỉ quan tâm tới
    tình dục.”

    Người ta hay xem việc cặp khác giới tan vỡ là điều bình thường,
    không trách khỏi; nhưng khi thấy cặp cùng giới tan vỡ là vội vàng đánh
    giá ngay “Người đồng tính mà! Làm gì có khả năng xây dựng mối quan hệ
    lâu dài.”

    Người ta hay cảm thương “người đồng tính rất bất hạnh” mà không bao
    giờ nghĩ ra sự bất hạnh đó đến tự việc xã hội, bắt đầu từ chính họ vẫn
    còn kỳ thị và định kiến để góp phần tô đen cuộc đời người đồng tính.

    Người ta hay lên án, kinh tởm những kẻ đồng tính phạm tội; mà không
    nghĩ rằng những người đó phạm tội vì họ tham lam, xem thường pháp luật,
    chứ không phải vì họ là người đồng tính nên họ cần phải phạm tội!

    Người ta hay xem đồng tính là tình tiết “tăng nặng” khi người đồng
    tính là thủ phạm; nhưng lại xem đồng tính là tình tiết “giảm nhẹ” khi
    người đồng tính là nạn nhân của kẻ thủ ác dị tính. Họ xem đó như là hậu
    quả tất yếu của một “lối sống” sai lầm của nạn nhân.

    Người ta làm ngơ, chặc lưỡi thậm chí tỏ vẻ hiểu đời khi thấy hai
    người khác giới đến với nhau vì tiền bạc, lợi dụng nhau; nhưng lại phản
    đối, ghê tởm khi thấy hai người cùng giới đến với nhau vì tình yêu chân
    thành, tự nguyện.


    Điều gì đang xảy ra với con người vậy?

      Current date/time is 10/5/2024, 16:24